Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói là một thói quen tai hại của nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói với nhiệt trên 200 độ C sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra
Những lỗi hay gặp khi nấu nướng và cách khắc phục



Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói là một thói quen tai hại của nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói với nhiệt trên 200 độ C sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư.

1. Không đọc kỹ công thức trước khi bắt tay vào nấu

Đọc lướt qua một công thức và bạn thấy nó thật giản đơn, các nguyên liệu cũng dễ kiếm, vậy là bạn bắt tay vào làm luôn. Tới lúc làm gần xong bạn mới phát hiện ra mình bị thiếu một hay vài loại gia vị nào đó. Bạn không thể đi mua thêm và bạn tặc lưỡi: chắc cũng không sao! Và món ăn ra đời không được như ý bạn, nó có mùi vị chẳng hề hấp dẫn như trong công thức đã mô tả.

Để tránh lỗi nấu ăn này, bạn nên tập một thói quen của các đầu bếp chuyên nghiệp: đọc và nắm kỹ công thức, tưởng tượng ra quy trình nấu và chuẩn bị sẵn mọi nguyên liệu sẵn sàng theo định lượng trước khi nấu. Như vậy quá trình nấu của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và đảm bảo không thiếu nguyên liệu hay dụng cụ nào.

2. Cho dầu chiên vào khi chảo chưa đủ nóng



Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1-100 rồi mới thêm dầu chiên. Ảnh: thoughtsfromajoy.

Những người thiếu kinh nghiệm hoặc quá hấp tấp thường mắc phải lỗi này khi nấu nướng. Khi cho dầu chiên vào lúc chảo chưa đủ độ nóng sẽ dẫn đến việc đồ ăn bị dính chảo hay thịt cá không có được độ xém cạnh đẹp mắt khi áp chảo.

Để biết rõ khi nào là thích hợp, theo lời khuyên của chuyên gia ẩm thực: "Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1 đến 100 rồi mới cho dầu chiên vào".

3. Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói

Đây là một thói quen tai hại của rất nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói đồng nghĩa với nhiệt độ của dầu đã trên 200 độ C. Lúc này cho món ăn vào xào rán sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư. Bên cạnh đó, ở mức nhiệt này, rất nhiều dinh dưỡng trong rau cũng bị phá hủy như vitamin, axit béo.

Cách giản đơn nhất kiểm soát nhiệt độ của dầu mỡ là cho đũa vào chảo, thấy bọt nhỏ bám xung quanh đũa là cho thực phẩm vào rán, xào luôn.

4. Dùng dầu rán thừa nấu món khác

Thấy dầu đã rán món ăn vẫn chưa đen, nhiều người tiếp tục dùng dầu này để nấu các món khác. Tuy nhiên cách làm này rất không khoa học, bởi vì dầu đã qua rán sẽ sẽ sinh ra acid béo và các chất ô xy hóa độc hại, từ đó tăng nhanh số lượng chất gây ung thư.

Chuyên gia khuyến nghị, những loại dầu xào nấu thừa lại nên tránh tiếp tục làm nóng ở nhiệt độ cao, nếu muốn tiếp tục sử dụng, có thể dùng để hầm hoặc trộn các món ăn nguội như salad, mỳ trộn…

5. Rửa rau quá kỹ, ngâm thịt quá lâu

Cách rửa và cắt ảnh hưởng khá nhiều đến sự bổ dưỡng của rau, củ, thịt, cá. Bạn nên rửa rau thật sạch nhưng đừng ngâm lâu trong nước, tránh xắt nhỏ rau trước khi rửa. Ngoài ra, không nên ngâm thịt, cá vào chậu nước vì sẽ làm giảm đi một lượng khoáng chất đáng kể, trước khi chế biến mới được rửa.

6. Tra gia vị quá tay



Dùng lòng trắng trứng để cứu nguy các món canh, món súp khi không may chúng ta tra gia vị quá tay. Ảnh: blogspot.

Trong quá trình chế biến món ăn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải tính huống món ăn được nếm nêm quá mặn khiến hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn giảm sút đi rất nhiều.

Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nếm nêm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi đáng kể.

7. Gọt sạch vỏ trái cây

Hầu hết các chất chống ôxy hoá và polyphenol đều nằm ở gần hoặc ngay trong vỏ trái cây. Riêng hàm lượng chất chống ôxy hóa ở phần vỏ nhiều gấp từ 2 đến 27 lần ở phần thịt, do đó bạn nên cố gắng tận dụng phần vỏ trái cây.

Với những trái cây có hàm lượng chất chống ôxy hóa và chất xơ ở phần vỏ cao như cà chua, ớt chuông, táo, đào... thì bạn nên rửa thật sạch và ăn cả vỏ. Với những loại củ như cà rốt, khoai tây, khoang lang, củ cải đỏ... nên dùng dao cạo vỏ thay vì gọt. Những loại quả cần gọt bỏ vỏ như bí, bầu có thể dùng dao nạo mỏng để hạn chế phần vỏ bị bỏ đi.

Trần Quỳnh tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Góc Bếp Những lỗi hay gặp khi nấu nướng và cách khắc phục

che hat sen nhan long ngon ca ro phi nuong cơm chiên chay Cach lam muc nuong ba bau an gi Mì ga muc nhoi thit chien sum họp gia đình Banh pho chiên xôi dua cà ga chien gion Cá Tháng Tư Bánh Donut chiên sốt me Cách nau che Cháo thịt mứt cà rốt Gà ác Mon ham quái giày cho bé me gà truyền thông nấm rơm cỗ cúng Ông Công Ông Táo Che dau xanh tôm chiên sù Bánh chuối chiên Ru cach tri com khe caramen banh pho mai chocolate ngon món ngọt cách làm món mộc mì gói sườn lượn nướng dui ga chien bao quan bánh dầy thưc đơn hàng ngày bong bi nhoi hướng dẫn làm sốt chua ngọt súp cu tự chế phô mai chiên banh crepes trai cay quần áo nam kho xôi xôi gấc trái gấc gạo nếp món món tráng miệng chia tôm chiên trứng lap xuong sot quat ngon cha ca boc sa keo buoi bò cuộn nấm kim châm ba nh sư a chiên va ng gio n thit heo kho trung Lassi dứa giải khát thật đã mùa hè bánh tiramisu ba bau gỏi cá ngừ Mo ngam tom ca bánh socola túi xách bi ngo thuc đon mon ngon lá chanh salad rau chân vịt 5 bí quyết giúp trẻ béo phì giảm cân canh gà Trung chien nau canh bau món ốc cánh gà tẩm mật ong nước tương nui nấu mọc tôm Lam banh kem Gỏi đu đủ trộn tai heo com ngon cach nau che trung MÃƒÆ bể cá bò áp hùng Chó cách cắm hoa trong nhà cach lam che khuc bach cach lam bo sot cách làm sữa chua nếp cẩm Cất đồ nau sam Canh xương hầm Thịt ga kho mang da me ngon bọc cach lam ga chien Ti bong ca xao xoai non chao bo cau trà sữa thái ga nuong bbq Banh cau vong tép khô chả trứng món thịt gà chawan mushi hải sản khô món hàn món chè bánh chưng sườn sốt me chua ngọt làm kem đậu đỏ không cần máy sữa đậu ẩm thực Hàn Quốc ghẹ Súp ghẹ ngon ngọt Cá trê le hap mat ong cach lam dau muc ong xao pizza mini chim quay nuoc dua